Slider

MỘT SỐ ẤN BẢN NỔI BẬT

Ấn Bản Ấn Quán Kẻ Sở

Ấn Bản Phú Nhai Đường

Ấn Bản Nhà In Tân Định

Ấn Bản Nhà In Làng Sông

Ấn Bản Các nhà in khác

TUNQUINENSIS HISTORIAE

 



Một số hình ảnh “scan”: 


TỨ NGUYÊN YẾU LÝ

 


Tứ Nguyên Yếu Lý là cuốn sách giảng giải về giáo lý của Hội Thánh Công Giáo được đức thầy Nghiêm dịch ra tiếng Việt từ bản tiếng Pháp của tác giả Lhomond. Bộ Tứ Nguyên Yếu Lý gồm có 4 phần. Tuy nhiên, hiện tại Thư viện Đa Minh chỉ còn cuốn viết về phần 3 (Giảng về các phép Sacramentô) và phần 4 (Giảng về sự đọc kinh cầu nguyện). Đây là một trong những cuốn sách giáo lý cổ được xuất bản năm 1897 còn được giữ lại và rất hữu ích cho việc học hỏi đạo lý Công giáo.

 

Một số hình ảnh “scan”:


TUẦN CẤM PHÒNG

 


Hạn từ “cấm phòng” rất đỗi quen thuộc với những ai sống đời tu. Cấm phòng, còn gọi tĩnh tâm, là thời gian tĩnh lặng để con người trở về với Chúa và với chính lòng mình. Cấm phòng không đơn thuần là đi tìm những tri thức, cảm xúc hay cảm giác nhất thời mà còn là một cuộc đổi đời, là một sự đánh động tâm linh thật sự để trở về với Chúa là nguồn mạch tình yêu.

Cuốn sách Tuần cấm phòng được viết để dùng trong tuần cấm phòng mười ngày từ ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời cho tới ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nội dung suy niệm của mỗi ngày dựa trên bảy ơn Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi ơn phúc, là cội rễ các nhân đức.

 

Bố cục của cuốn sách:

§  Chiều lễ Thăng Thiên: Gẫm về biến cố Chúa Giêsu lên trời

§  Ngày thứ Sáu: Xét mình để nhận ra những lầm lỗi cùng các ơn cao cả mà Thiên Chúa ban cho ta

§  Ngày thứ Bảy: Ăn năn dốc lòng trở về cùng hết lòng trông cậy, khiêm nhường và kính mến Chúa.

§  Ngày thứ Nhất: Gẫm về ơn Kính sợ Thiên Chúa

§  Ngày thứ Hai: Gẫm về ơn Đạo đức

§  Ngày thứ Ba: Gẫm về ơn Hiểu biết

§  Ngày thứ Tư: Gẫm về ơn Sức mạnh

§  Ngày thứ Năm: Gẫm về ơn Biết Lo liệu

§  Ngày thứ Sáu: Gẫm về ơn Thông minh

§  Ngày thứ Bảy: Gẫm về ơn Khôn ngoan

 

Một số hình ảnh “scan”: 


TRINH NỮ CATARINA ĐỆ SIÊNA

 



TÔI LÀM DẤU

 



TOÀN NIÊN TƯ LƯỢNG

 


Toàn Niên Tư Lượng là cuốn sách suy niệm về các đạo lý trong đạo Công Giáo giúp các tín hữu nguyện ngắm mỗi ngày để suy đi nghĩ lại các chân lý đức tin hầu sống xứng đáng với bổn phận con cái Chúa. Mỗi bài nguyện ngắm gồm có ba điều phù hợp cho việc suy niệm vào các giờ kinh Sáng, kinh Trưa và kinh Tối. Đây là một cuốn sách cổ, đã được soạn từ rất lâu. Dầu vậy, giá trị của nó vẫn đáng để cho ta thưởng thức và chiêm ngắm mỗi ngày. Hiện Thư viện Đa Minh còn lưu giữ được 2 cuốn thuộc phần thứ nhất.

 

Một số hình ảnh “scan”:


THIÊN CHÚA THÁNH MẪU

 



Một số hình ảnh “scan”:


NHỰT KHÓA TỊNH CHÚA NHỰT PHÁP


 


THẦY GIẢNG MỚI

 




Đây là cuốn sách được viết ra để dành riêng cho các thầy giảng nhằm giúp họ sống xứng đáng với ơn gọi mà Thiên Chúa đã kêu mời. Dù ở đâu hay nhận làm việc gì, thầy giảng vẫn là thầy tu, là chân tay của Giáo Hội, là những vị tông đồ, là tấm gương treo trước mặt mọi người, là đèn Chúa đặt trên đế. Do đó, các phẩm chất của một thầy giảng như khôn ngoan, chính trực, đức hạnh, chí thú, nhiệm nhặt… là sức mạnh để lôi kéo lòng người theo đường nay nẻo chính. Cuốn sách Thầy Giảng Mới thật hữu ích cho những ai muốn dấn thân trong ơn gọi làm tu sĩ linh mục.

Cuốn sách gồm có 5 phần:

§  Phần I: Chức nghiệp Thày giảng

§  Phần II: Gươm thần của tông đồ

§  Phần III: Thần lực của tông đồ

§  Phần IV: Học hành và cư xử

§  Phần V: Công việc với hiểm nguy

 

Một số hình ảnh “scan”:


SÁCH THÁNH VỊNH


 


THÁNH GIÁO YẾU LÝ - Vấn đáp

 



THÁNH GIÁO YẾU LÝ LƯỢC GIẢI

 


Đọc tại đây:

Phần 1

    

Phần 2

    


THÁNG LÁI TIM ĐỨC CHÚA JÊSU


 

Theo truyền thống, Giáo Hội dành riêng tháng Sáu để mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Việc mừng kính này khởi đi từ việc Đức Giêsu mặc khải cho thánh Margarita biết sự cao quý và những ơn ích phát sinh từ lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu. Cuốn sách Tháng Lái Tim Đức Chúa Giêsu là bộ 30 bài suy niệm về Trái Tim Đức Giêsu giúp các giáo hữu chiêm ngắm và sống tâm tình với Trái Tim Chúa, nhờ đó họ kín múc được những ơn ích thiêng liêng mà Trái Tim Chúa mang lại cho họ.

Về cách làm việc tháng Lái Tim Đức Chúa Giêsu như sau:

(1) Trước hết đọc kinh Ba Ngôi ăn năn tội

(2) Sau là nghe đọc bài sách hay là bài giảng vè Lái Tim

(3) Cuối cùng đọc kinh cầu Lái Tim và kinh Dâng mình cho Lái Tim; đoạn đọc kinh Cám ơn

 

Một số hình ảnh “scan”:


SÁCH TẬP ĐI ĐÀNG NHÂN ĐỨC LỌN LÀNH



Bộ sách “Dạy Tập Đi Đàng Nhân Đức Lọn Lành” xuất bản 1904, được in thành bốn cuốn. Trong bộ sách này, tác giả trình bày về cách rèn luyện các nhân đức, các việc lành cần phải thực hành, ý hướng ngay lành trong đời sống thường nhật, dạy tình nghĩa huynh đệ hợp nhất trong bác ái, cách thức nguyện ngắm và xét mình trước mặt Chúa. Tác giả cũng trình bày về những phép tắc cần phải tuân giữ trong nếp sống chung của dòng đối với những ai mới vào dòng, cũng như đang sống trong dòng. Sau cùng tác giả trình bày ý định thành lập các nhà dòng ở phương Đông, ba lời khấn Khó nghèo, Khiết tịnh, Vâng phục cùng những sự thực hành trong nếp sống tu trì.

 

Bộ sách chia làm thành bốn cuốn:

CUỐN THỨ I

·      Dạy phải chuộng và phải mến những việc chỉ về sự tấn tới đi đàng nhân đức, và phải dùng những cách nào cho được như làm vậy.

·        Dạy về làm cho nên lọn những việc lành thường làm hằng ngày.

·        Dạy phải có ý ngay lành trong các việc thường làm hằng ngày.

·        Dạy về nghĩa anh em hợp một lòng thương yêu nhau.

·        Dạy về sự đọc kinh nguyện ngắm.

·        Giảng về sự suy mình ta ở trước mặt Đức Chúa Trời.


CUỐN THỨ II

·        Dạy về sự xét mình.

·        Giảng về sự theo thánh ý Đức Chúa Lời.

·        Về sự hãm mình.

·       Giảng về sự giữ phép tắc nết na cùng ở lặng trong nhà Đức Chúa Lời và nhà dòng.


CUỐN THỨ III

·        Dạy về nhân đức khiêm nhường.

·        Dạy về sự chịu cám dỗ.

·        Về sự yêu thương anh em họ hàng quá lẽ.

·        Về sự buồn cùng sự vui.

·     Về những sự lành ta ăn mày bởi Đức Chúa Jêsu về sự ngắm sự thương khó và những ích bởi đấy mà ra.

·        Về sự chịu lễ và sự lễ misa.


CUỐN THỨ IV

·    Nhân vì ý nào đã lập nhà chung nhà dòng bên phương Đông này cùng những lẽ cho được làm nên những việc đã định khi lập những nhà này.

·        Về sự khấn trong nhà dòng cùng những ích bởi sự khấn mà ra.

·        Về sự khấn ở khó khăn

·        Về nhân đức sạch sẽ

·        Về vâng lời chịu lụy

·        Về giữ phép trong nhà dòng nhà Đức Chúa Lời.

·        Phải ở ngay thật cùng đấng coi sóc mình mà thưa người cho rõ ràng.

·        Về sự anh em nhủ bảo nhau.


 


SỰ THÀNH THỰC SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH

 


Khắp địa cầu đều đầy dẫy sự hiển vinh Đức Mẹ, nhất là nời người giáo hữu, có nhiều nước, nhiều tỉnh, nhiều địa phận, nhiều thành đã nhận Đức Mẹ làm đấng bênh vực cứu giúp, làm quan thầy bầu cử. Nhiều nhà thờ lớn lao kính dâng cho Chúa nhân danh Đức Bà. Chẳng có nhà thờ nào không có bàn độc kính Đức Mẹ. Chẳng phương nào, miền nào, không có một vài ảnh Đức Bà hay làm phép lạ, chữa các thứ bệnh tật, ban mọi thứ ơn lành. Biết bao nhiêu dòng lấy danh hiệu Người, và nhận Người làm quan thầy. Biết bao nhiêu người nam nữ thuộc các hội từ thiện. Bao nhiêu thầy dòng và chị em dòng hằng ngợi khen lòng nhân từ Đức Mẹ! Chẳng trẻ nào, khi mới bập bẹ đọc kinh Kính Mừng Maria mà không ngợi khen Đức Mẹ; chẳng có kẻ có tội nào, dù cứng lòng đến đâu, mà chẳng còn đôi chút sự trông cậy Đức Bà; cũng không có quỷ thần nào trong hỏa ngục không hãi sợ tôn kính Người.

Tất cả những ý trên được tác giả trình bày như một trong những lý do thúc đẩy tác giả cầm lòng trí suy tưởng và viết ra sách này, để chứng tỏ rằng: cho tới đời ta bây giờ người ta vẫn chưa hiểu hết về Đức Bà cho đủ, và bởi đấy người ta chưa nhận biết Đức Chúa Giêsu cho phải.

 

Tập sách này gồm mười tám chương

(1) Chương thứ nhất: Cần phải tôn kính Đức Mẹ Đồng Trinh

(2) Chương thứ hai: Những chân lý cốt yếu về sự tôn sùng Đức Mẹ

(3) Chương thứ ba: Chọn cách tôn kính Đức Mẹ

(4) Chương thứ bốn: Bản tính các sự kính mến Đức Mẹ hoàn toàn hay là cách dâng mình giọn cho Chúa Jêsu

(5) Chương thứ năm: Những lẽ vì sao ta phải tuân theo cách sùng kính này

(6) Chương thứ sáu: Hình bóng trong Kinh Thánh về sự tôn sùng giọn làn này: truyện bà Rebecca và ông Jacob

(7) Chương thứ bẩy: Những công hiệu lạ lùng trong linh hồn kẻ theo cách sùng kính này

(8) Chương thứ tám: Mấy việc làm theo cách sùng kính này

 

Một số hình ảnh “scan”:


SỬ KÝ TÓM VỀ SỰ ĐẠO

 


Sử ký về đạo nghĩa là làm sao? Sử ký về đạo là sách kể ra gốc tích và cội rễ trời đất cùng các loài vật, kể lại lịch sử của dân tộc Israel và việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người chuộc tội thiên hạ. Những tích truyện mà sử ký về đạo chép lại được lấy từ sách Kinh Thánh. Cuốn sách này trình bày những chứng cứ về đạo thánh nhằm giúp người giáo hữu nhận ra Thiên Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, Đấng hết lòng yêu thương và ban ơn cho những kẻ thờ phượng và tuân theo thánh ý của Người. “Sử Ký Tóm Tắt Về Đạo” đưa ra nhiều biến cố như là những gương mẫu về các nhân đức và các việc con người phải làm trong bậc sống của mình để thờ phượng Thiên Chúa cho được hưởng phúc thiên đàng đời đời. Tập sách này trình bày theo các Lectio, mỗi Lectio nêu lên các các câu hỏi và phần giải đáp ngắn gọn dễ hiểu giúp cho mọi người ai nấy đều có thể đọc được.

 

Đọc tại đây:

Phần 1

Phần 2



SỬ KÝ THÁNH YGHÊRÊGIA - Quyển I



Sử ký Thánh Yghêrêgia là cuốn sách nói về lịch sử Hội Thánh từ tạo thiên lập địa cho đến năm 1892. Cuốn sách trình bày cho ta biết đạo chân thật hằng có từ khi Thiên Chúa dựng nên trời đất cho đến ngày tận thế. Như thế, Sử ký Thánh Yghêrêgia thuật lại lịch sử cứu độ từ thời Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn loài, khi con người sa ngã phạm tội, đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người chuộc tội cho nhân loại, và lịch sử của Giáo Hội từ biến cố Đức Giêsu chịu chết, sống lại và lên trời cho đến nay. Hiện nay, thư viện Đa Minh chỉ còn giữ cuốn Sử ký Thánh Yghêrêgia tập 1 từ tạo thiên lập đến năm 312 sau Công nguyên với biến cố Constantinô tha đạo. Sách này được tác giả Ravier Mis. AP. Biên soạn và cho xuất bản năm 1892.

Cuốn sách gồm hai phần:

·        Phần thứ I. Từ ông Adam cho đến Đức Chúa Giê-su ra đời, là 4004 năm

·        Phần thứ II. Từ Đức Chúa Giê-su ra đời cho đến nay là 1892 năm

 

Một số hình ảnh “scan”:

 


SỬ KÝ HỘI THÁNH - Quyển III

 


"Sử ký Hội Thánh" là cuốn sách trình bày về lịch sử của Giáo hội Công giáo. Từ khi được khai sinh cho đến nay, Giáo hội đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Sự phát triển Giáo hội, sự ly khai của Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo, sự xuất hiện của các lạc giáo, lịch sử của các Công đồng, … đều được tác giả biên soạn trong cuốn sách này nhằm cho các giáo hữu biết và hiểu được mầu nhiệm của Giáo hội qua dòng thời gian. Bộ Sử ký Hội Thánh được cha Khánh soạn và in lần thứ nhất năm 1894. 

Hiện thư viện Đa Minh còn giữ lại bộ hai cuốn quyển hai và ba được in lần thứ hai năm 1933 – 1934.

 

Một số hình ảnh “scan”:



SỐNG VÀ TRƯỞNG THÀNH SIÊU NHIÊN

 


Ơn gọi nên thánh là dành cho tất cả mọi người tín hữu. Công đồng Vaticano II đặc biệt chú trọng và cổ võ mọi người nên thánh, nên trọn lành trong đức mến, để sống một đời sống Ki-tô hữu sung mãn. Ơn gọi nên thánh mời gọi mọi người kết hợp mật thiết với Chúa, sống ơn Chúa ban cách trọn hảo. Cuốn sách Sống và trưởng thành siêu nhiên được cha Nguyễn Văn Liêm O.P. soạn nhằm giúp người tín hữu cảm nếm được sự cao sang, vẻ kiều diễm và sức quyến rũ của đời sống siêu nhiên, qua đó, họ sẽ tha thiết áp dụng những phương tiện sắc bén để làm triển sinh trong đời sống ấy. Cuốn sách nhỏ này được xuất bản tại nhà xuất bản Chân Lý, Sài Gòn năm 1966.

 

Bố cục của cuốn sách gồm 7 phần:

·         Phần thứ I: Sống siêu nhiên bởi ơn thánh

·         Phần thứ II: Sống siêu nhiên bởi các nhân đức

·         Phần thứ III: Trưởng thành bằng phép Thánh Thể

·         Phần thứ IV: Trưởng thành bằng phép Giải Tội

·         Phần thứ V: Trưởng thành bằng sự lập công

·         Phần thứ VI: Trưởng thành bằng sự cầu nguyện

·         Phần thứ VII: Mẹ Maria gương hy sinh để trung thành với ơn thánh

 

Một số hình ảnh “scan”:


TU SĨ THẦN LƯƠNG

 



Sách này thuộc thể loại suy niệm, dùng cách riêng cho những ai dấn thân sống trong bậc sống tu trì thánh hiến. Đại ý sách này là gẫm cho biết thánh ý Chúa muốn cho mọi người nên thánh và cho người ta dễ nên thánh thì Chúa đã lập nên bậc tu trì, ấy là bậc nhà dòng nhà phước. Kẻ nào vào bậc ấy thì lo phước lộc là dường nào: Phước phần hồn phước phần xác, phước đời này và đời sau vô cùng. Song cho đặng phước ấy thì phải giữ trách nhiệm mình và phải ăn ở làm sao hầu theo chơn Đ.C.G. cho trọn.

 

Sách bao gồm 31 bài suy gẫm

(1) Thánh ý ĐCT muốn ta nên thánh

(2) Vào dòng để nên thánh

(3) Chúa gọi người ta vào dòng là thể nào

(4) Ơn kêu gọi vào dòng là ơn riêng Chúa ban

(5) Vào dòng phải có ý ngay lành

(6) Gẫm về bậc kẻ ở nhà dòng

(7) Vì ý nào ĐCT lập nên bậc nhà dòng

(8) Về bậc tu hành là bậc trọng thể nào

(9) Về phước lộc kẻ nhà dòng

(10) Về chín phước kẻ ở nhà dòng

(11) Còn gẫm về chín phước kẻ ở nhà dòng

(12) Còn gẫm về chín phước kẻ ở nhà dòng

(13) Còn gẫm về chín phước kẻ ở nhà dòng

(14) Gẫm về chín phước kẻ ở nhà dòng

….

Đọc tại đây:


TRUYỆN ÔNG THÁNH DUMINHGÔ LẬP DÒNG

 


Tập sách này được trình bày theo lối thuật truyện. Trong đó tác giả sẽ trình bày về ý hướng và mục đích mà cha thánh Duminhgô (Đa Minh) lập dòng Các Thầy Giảng Nhời Đức Chúa Lời (Anh Em Giảng Thuyết). Trong thời gian cha thánh Đa Minh đi rao giảng Tin Mừng, người có lòng thương yêu người ta biết là dường nào, cho nên người đã dùng ngày giờ cho được chống trả với những phái lạc giáo, cùng giảng dạy cho kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, cứu chữa kẻ khốn khó. Và vì người chỉ một lòng khao khát các linh hồn ăn năn trở lại cùng kính mến Chúa trên hết. Song le số người được ơn ăn năn trở lại nhờ vào công khó của người trong mười lăm năm rao giảng thì Người chưa lấy làm no đủ mà còn ước ao khao khát nhiều linh hồn hơn nữa. Vì vậy, người định lưu truyền việc cứu lấy linh hồn tha nhân cho đến tận thế mà định lập dòng thứ nhất (Dòng Anh Em Giảng Thuyết), cho các thầy giảng đạo ở khắp nơi thiên hạ; dòng thứ hai (Đan viện nữ Đa Minh) cho các chị em mình sống đời tận hiến; sau hết người thành lập dòng thứ ba (Huynh Đoàn Đa Minh) để các người nam nữ giáo dân dâng mình bảo vệ Giáo hội, nhất là trong việc bênh vực các đấng thầy giảng. 

Trong truyện này tác giả sẽ đề cập đến các sự tích về thánh Duminhgô (Đa Minh). Sau nữa là các công nghiệp mà thánh Duminhgô đã làm từng năm, tùy theo từng dip đã xảy ra theo trình tự xuyên suốt từ lúc người sinh ra cho đến khi người qua đời:

§  Đoạn thứ nhất: Về cha mẹ sinh ra ông thánh Dumingô

§  Đoạn thứ hai: Về những sự lạ đã xảy ra trước khi Duminhgô sinh ra ở thế gian, và khi sinh ra vừa đoạn

§  Đoạn thứ ba: Về những sự lạ khác Đức Chúa Lời đã làm cho Duminhgô, và nhân đức giọn lành Người đã được khi còn ít tuổi

§  Đoạn thứ bốn: Duminhgô giã nhà quê mà đi học tràng chung nhà nước

§  Đoạn thứ năm: Duminhgô làm thầy Canonico nhà thờ thành Osma

§  Đoạn thứ sáu: Về cách Đức Chúa Lời đã dùng mà làm cho Duminhgô bỏ quê hương bản quán mà sai đi giảng gạo, cùng về bè rồi Albigense là thể nào

§  Đoạn thứ bảy: Kể những dấu lạ làm chứng tỏ Duminhgô đã dạy dỗ sự thật là thể nào

§  Đoạn thứ tám: Duminhgô lập nền dòng các thầy giảng nhời Đức Chúa Lời

§  Đoạn thứ chín: Đức Bà hiện đến cùng Duminhgô mà truyền phép kinh lần hạt Rôsariô

§  Đoạn thứ mười: Kể sự Duminhgô làm đầu các thầy giảng trong địa phận Langueđốc

§  Đoạn thứ mười một: Về những cách nhân từ Duminhgô đã quen cư xử vuối các quân rối đạo là thể nào

§  Đoạn thứ mười hai: Nói về sự đạo binh Câu rút đã thắng trận quân rối Albigense, mà Duminhgô đã giúp trong việc ấy là thể nào

§  Đoạn thứ mười ba: Duminhgô lập dòng binh lính Đức Chúa Jêsu gọi là dòng thứ ba hãm mình

§  Đoạn thứ mười bốn: Duminhgô sửa lại các việc thờ phượng những quân rối Albigense đã phá

§  Đoạn thứ mười lăm: Duminhgô lập dòng các thầy giảng nhời Đức Chúa Lời

§  Đoạn thứ mười sáu: Về sự Đức Bà đã cầu xin cùng Đức Chúa Jêsu ban cho thánh Yghêrixa dòng các thầy giảng nhời Đức Chúa Lời thể nào, cùng ít nhiều nhời tiên tri các dấng thánh đã chỉ về dòng này

§  Đoạn thứ mười bảy: Đức thánh Phapha ban sắc nhận dòng các thầy giảng nhời Đức Chúa Lời

§  Đoạn thứ mười tám: Duminhgô sai mười sáu thầy đi mở dòng, và đạo thánh Đức Chúa Lời

§  Đoạn thứ mười chín: Duminhgô lập dòng trong thành Rôma

§  Đoạn thứ hai mươi: Duminhgô làm ít nhiều phép lạ giục lòng anh em trông cậy Đức Chúa Lời

§  Đoạn thứ hai mươi mốt: Kể sự Duminhgô sửa lại guôn phép các nhà mụ thành Rôma

§  Đoạn thứ hai mươi hai: Kể những ơn lành khác Đức Chúa Lời ban cho Duminhgô

§  Đoạn thứ hai mươi ba: Về sự Duminhgô giở về thăm đất nước nhà quê mình cùng về những việc Người đã làm trong kỳ ấy là thể nào

§  Đoạn thứ hai mươi bốn: Duminhgô lại giở về qua nước Phú-lãng

§  Đoạn thứ hai mươi nhăm: Về sự Duminhgô về thành Bolonia, và sự Người toan ttừ quyền bề trên cả trong dòng

§  Đoạn thứ hai mươi sáu: Duminhgô thăm địa phận Lombadia, rồi Người lại giở về thành Bolonia

§  Đoạn thứ hai mươi bảy: Duminhgô lại giở về địa phận Lambardia mà sang Tòa thánh lần sau hết: Người mở công đồng chung cả dòng lần thứ hai

§  Đoạn thứ hai mươi tám: Duminhgô phải bệnh nặng, Người sinh thì cách êm ái dịu dàng

§  Đoạn thứ hai mươi chín: Đức thánh Phapha Gregoriô thứ chín ban phép cải hài cốt Duminhgô, cùng phong chức thánh cho người

§  Đoạn thứ ba mươi: Hình dong phần hồn phần xác ông thánh Duminhgô

§  Đoạn thứ ba mươi mốt: Về ít nhiều phép lạ ông thánh duminhgô đã làm khi Người qua đời đoạn

§  Đoạn thứ ba mươi hai: Về sự rất thánh Đức Bà làm quan thầy bản mạnh dòng ông thánh Duminhgô là thể nào

§  Đoạn thứ ba mươi ba: Về sự Đức Chúa Lời đã cho dòng ông thánh Duminhgô chóng lán ra trong cả thế gian, cùng về những ơn ích dòng Người đã làm cho thánh Yghêrixa là thể nào