Slider

  • LƯỢC SỬ ẤN QUÁN KẺ SỞ

    Đăng bởi: Sách Cổ Công Giáo Việt Nam

      Ấn quán Kẻ Sở, còn gọi là Ninh Phú đường (tên gọi cũ là Kẻ Vĩnh) là cơ sở ấn loát của địa phận Tây Đàng Ngoài (tức Hà Nội sau này).  ...

    Read More

  • LƯỢC SỬ PHÚ NHAI ĐƯỜNG

    Đăng bởi: Sách Cổ Công Giáo Việt Nam

     Phú Nhai đường là ấn quán thuộc địa phận Trung (gồm giáo phận Bùi Chu và Thái Bình hiện nay. Ấn quán này mang tên như trẽn là vì được đặt tên là...

    Read More

  • LƯỢC SỬ NHÀ IN TÂN ĐỊNH

    Đăng bởi: Sách Cổ Công Giáo Việt Nam

      BỐI CẢNH LỊCH SỬ & TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết vào ngày 5-6-1862 tại Sài Gòn giữa Việt Nam (đại diện triều Ngu...

    Read More

  • LƯỢC SỬ NHÀ IN LÀNG SÔNG

    Đăng bởi: Sách Cổ Công Giáo Việt Nam

       Imprimerie de Làng Sông Imprimerie de La Mission de Quinhon Imprimerie de de Quinhon     Năm 1868, Giám mục Eugène Ch...

    Read More

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

MỘT SỐ ẤN BẢN NỔI BẬT

Ấn Bản Ấn Quán Kẻ Sở

Ấn Bản Phú Nhai Đường

Ấn Bản Nhà In Tân Định

Ấn Bản Nhà In Làng Sông

Ấn Bản Các nhà in khác

 


“Người khôn hằng tìm biết căn nguyên những sự mình xem thấy, vì tự nhiên hiểu rằng: chẳng có giống gì hư vô, bởi không mà hóa sinh”. Địa cầu vạn vật luận là cuốn sách trình bày về nguồn gốc và sự vận hành của các vật thể trên địa cầu. Qua việc chiêm ngắm sự chuyển động cách trật tự của vạn vật trong vũ trụ, ta nhận ra sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, Đấng thượng trí toàn năng vô lượng vô biên, Đấng sáng tạo mọi sự vì yêu thương.

Địa cầu vạn vật luận trình bày tất cả các vật ta gặp thấy ở trong vũ trụ gồm 4 loài được trình bày trong 4 tập:

(I) KHOÁNG VẬT HỌC, gồm địa lý cùng các khoáng vật (Géologie et minéralogie)

(II) THỰC VẬT HỌC (Botanique)

(III) ĐỘNG VẬT HỌC (Zoologie)

(IV) NHÂN LOẠI THÂN THỂ HỌC (Anatomie et physiologie de l’homme)

 

Hiện nay, tại Thư viện Đa Minh chỉ còn lưu lại được hai tập về KHOÁNG VẬT HỌC xuất bản năm 1921 và THỰC VẬT HỌC tái ấn năm 1925.

 

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Đức cha François Chaize tên thường gọi là Cố Thịnh, là người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris, làm Giám mục Địa phận Hà Nội (năm 1924 tòa thánh đổi tên Địa phận Tây đàng ngoài thành Địa phận Hà Nội) từ năm 1925 đến năm 1949, hiệu tòa Alabanda. Trong thời gian coi sóc địa phận, Cố Thịnh đã đặc biệt đẩy mạnh vấn đề giáo dục nhằm nâng cao đời sống tri thức cho các giáo hữu. Công đồng Đông Dương năm 1934 họp tại Hà Nội đã mở đường cho việc mở mang dân trí, phát triển các tổ chức giáo dục và đào tạo, cũng như công tác bác ái xã hội. Năm 1937, mở câu lạc bộ nghiên cứu xã hội, cho phát triển ngành Công giáo Tiến hành.

«
Next
»
Previous
Pages 22123456 »