Slider

MỘT SỐ ẤN BẢN NỔI BẬT

Ấn Bản Ấn Quán Kẻ Sở

Ấn Bản Phú Nhai Đường

Ấn Bản Nhà In Tân Định

Ấn Bản Nhà In Làng Sông

Ấn Bản Các nhà in khác

VIỆN TU TRINH NỮ



Viện Tu Trinh Nữ, là tập sách nhằm giúp cho những nữ tu đang sống trong bậc tu trì hiểu rõ hơn về ngọn nguồn ý nghĩa của đời sống trong dòng. Sách còn là kim chỉ nan hướng dẫn các chị em bằng cách thế nào có thể đạt đến được các nhân đức trọn lành. Trong đó, tác giả sẽ giảng giải về các nhân đức, cùng các phẩm hạnh của nữ tu trong tương quan đời sống chung với các chị em khác trong dòng, cũng như tương quan với người ngoài. Tác giả cũng nhắc nhớ các chị em về sự sốt sắng thờ phượng kính mến Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Tác giả cũng không quên dạy riêng về các bổn phận mà các chị em cần phải thực hành trong bậc sống của mình, và với tha nhân khi chị em đi thi hành công tác mục vụ ngoài dòng.

 Tập sách này được tác giả trình bày thành mười hai đoạn:

(1) Dạy cho biết bậc nhà phúc

(2) Giảng cho biết phận sự kẻ ở nhà phúc

(3) Giảng về hai cánh phải có cho đặng bay lên đỉnh trọn lành

(4) Giảng về hai đàng đưa ta bay lên đỉnh trọn lành

(5) Giảng về mỗi việc ta thường làm mỗi ngày

(6) Giảng về một ít nhân đức riêng kẻ ở nhà dòng phải giữ

(7) Giảng về một ít nhân đức khác

(8) Giảng về phép Mình thánh Chúa cùng phép Giải tội

(9) Giảng cho biết phải ăn ở với nhau như thế nào

(10) Giảng về sự ăn ở với người ngoài

(11) Giảng riêng về một ít việc lành

(12) Dạy riêng về một ít việc bổn phận

Đọc tại đây:

Phần 1

    Phần 2


    Phần 3


ĐẤNG LÀM THẦY CÓ QUYỀN TẾ LỄ


Quyển sách này quả là món quà tinh thần vô cùng quý giá cho cuộc đời Linh mục, đọc và suy gẫm. Vì nó được ví như Chỉ Nam giúp Linh mục gìn giữ bậc sống chuẩn mực, đẹp lòng Thiên Chúa và tha nhân.

Tác phẩm này thuộc thể loại giáo huấn các đấng bậc Thầy Cả - Linh mục. Qua đó, nội dung sẽ trình bày về ơn gọi làm Linh mục, cùng những hệ lụy gắn liền với những gì các ngài đang và sẽ sống cho mình và tha nhân ngang qua thiên chức Linh mục được Chúa ban tặng.

Đọc các huấn từ trong sách, độc giả sẽ có cảm nghiệm như Chúa đang nói chuyện với những ai sống ơn gọi Linh mục, cũng như nói với chính mình vậy, rất thân thương và thật gần gũi.

Vì thế, các giáo huấn trong sách này kêu gọi các đấng bậc Linh mục vì giữ trách nhiệm coi sóc linh hồn người ta, nên phải lo lắng ra sức học hành nên người khôn ngoan nhân đức, ăn ở công bình chính trực, và làm mọi việc với quyền thế mình sao cho xứng đáng hợp lẽ. 

Đồng thời đấng làm Thầy Cả phải lo tìm kiếm cách thức khôn khéo, cùng dùng cách thế mà an ủi kẻ có tội, cho được lòng thống hối ăn năn trở lại cùng Chúa, và làm cho kẻ lành càng ngày càng tấn tới trong đàng nhân đức, và bền đỗ đến cùng.


Mục lục trình bày:

1. Dạy về sự Đ.C.T gọi cho đặng lên chức làm thầy tế lễ rất cần kíp là thể nào.

2. Dạy về đấng làm thầy có quyền tế lễ trọng vọng là thể nào

3. Dạy sự trọn lành thuộc về đấng làm thầy cần kíp là thể nào

4. Dạy đấng làm thầy dầu mà ở giữa thế gian, thì cũng nên trọn lành đặng

5. Dạy về những lẽ đấng làm thầy phải dùng cho đặng nên trọn lành

6. Nói về số những đấng làm thầy, Đ.C.T đã chọn lên thiên đàng ít là thể nào

7. Nói về những tội lỗi các thầy phạm nặng nề là dường nào

8. Nói về những sự dữ bởi các thầy ăn ở trái lẽ mà ra

9. Nói về những sự lành bởi cách ăn ở nhân đức các thầy mà ra

10. Dạy về đấng làm thầy phải xét cho biết thầy bởi Đ.T.C và thầy bởi thế gian, khác xa nhau là thể nào

11. Nói về sự chết đấng làm thầy

12. Nói về sự phán xét chung đấng làm thầy

13. Nói về địa ngục đấng làm thầy

14. Nói về đấng làm thầy kêu van trong địa ngục là thể nào

15. Nói về sự sang trọng vinh hiển đấng làm thầy ở trên nước thiên đàng

16. Dạy đấng làm thầy phải lấy lòng sốt sắng ân cần mà thờ phượng kính mến Đức Chúa Giêsu Kitô là thể nào

17. Dạy về đấng làm thầy hằng phải nhớ liên những sự thương khó ĐCGS đã chịu nạn thể nào

18. Dạy về đấng làm thầy phải lấy lòng chân chính mà kính mến rất thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh là thể nào

19. Dạy về đấng làm thầy phải sốt sắng nong nả những sự thuộc về Đức Chúa Trời là thể nào

20. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng ra sức mà xa lánh cho khỏi sự nguội lạnh là thể nào

21. Dạy về đấng làm thầy phải sửa ý mình trong mọi việc làm cho thanh sạch là thể nào

22. Dạy về đấng làm thầy chớ khá lấy hình dạng nhân đức bề ngoài làm trọng làm chi, nhất là phải lo lắng luyện tập cho được các nhân đức thật là thể nào

23. Dạy về đấng làm thầy phải ở khiêm nhường thật là thể nào

24. Dạy về đấng làm thầy hằng phải hạ mình xuống cho được nên khiêm nhượng là thể nào

25. Dạy về đấng làm thầy hằng phải chê ghét mình là thể nào

26. Dạy về đấng làm thầy hằng phải có lòng trông cậy Đ.C.T là thể nào

27. Dạy về đấng làm thầy hằng phải lo lắng gìn giữ lương tâm cho vẹn sạch là thể nào

28. Dạy về đấng làm thầy phải ưu cần siêng năng xưng tội là thể nào

29. Dạy về đấng làm thầy phải ra sức mà xa lánh tội nhẹ là thể nào

30. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng ăn năn đau đớn về tội nhẹ là thể nào

31. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng cần quyền dâng lễ misa là thể nào

32. Dạy về đấng làm thầy đang khi còn mắc tội trọng mà làm lễ, thì liều mình thêm phạm tội rất trọng là thể nào

33. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà dọn mình khi hầu làm lễ là thể nào

34. Dạy về đấng làm thầy khi làm lễ đoạn, phải lo lắng mà cám ơn Chúa là thể nào

35. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng nguyện gẫm là thể nào

36. Dạy về đấng làm thầy phải biết có nhiều cách suy gẫm khác nhau là thể nào

37. Dạy về đấng làm thầy phải chọn giờ hạp hơn mà suy gẫm là thể nào

38. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà làm những việc thường quen làm hằng ngày cho nên thể nào

39. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng chầu chực Mình Thánh Chúa là thể nào

40. Dạy về đấng làm thầy ban chiều tối phải ân cần tra xét tội lỗi mình là thể nào

41. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng siêng năng học hành cùng coi sách là thể nào

42. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng coi sách Sấm Truyền (Kinh Thánh) là thể nào

43. Dạy về đấng làm thầy phải ân cần lo lắng mà đọc kinh Đ.C.T hằng ngày, theo đấng bậc mình đã buộc, chớ khá sai chạy là thể nào

44. Dạy về đấng làm thầy phải ân cần lo lắng, mà làm mọi việc thờ phượng Đ.C.T trước mặt người ta cho khiêm nhường tề chỉnh, là thể nào

45. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng xem sóc các nhà thờ, và các bàn thờ cho cẩn thận là thể nào

46. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng sốt sắng ái mộ phần rỗi linh hồn người ta là thể nào

47. Dạy về đấng làm thầy phải ở liên viễn trong địa phận mình, mà chăn giữ các con chiên đã ký thác cho mình là thể nào

48. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà canh giữ tuần túc đoàn chiên mình cho xứng hợp quyền chăn giữ là thể nào

49. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng dạy dỗ các con trẻ cho thuộc biết hiểu thấu các lẽ đạo là thể nào

50. Dạy về đấng làm thầy phải siêng năng dạy dỗ những kẻ bần tiện và kẻ ngu muội là thể nào

51. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà giảng truyền Lời Chúa phán cho ân cần là thể nào

52. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà giải tội cho siêng năng cần mẫn là thể nào

53. Dạy về đấng làm thầy, khi ngồi tòa giải tội, phải có lòng thương xót là thể nào

54. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng sốt sắng mà an ủi kẻ có tội cho đặng ăn năn trở lại thể nào

55. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà cầu nguyện cho kẻ có tội biết đàng ăn năn trở lại là thể nào

56. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng xem sóc gìn giữ kẻ liệt là thể nào

57. Dạy và đấng làm thầy phải ở nhơn lành, và thương yêu người ta là thế nào

58. Dạy về đấng làm thầy phải ở cho dạn dĩ gan dạ là thể nào

59. Dạy về đấng làm thầy phải ở khôn khéo, và đơn sơ chơn chất là thể nào

60. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng hiền lành dịu dàng là thể nào

61. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng kính mến Đ.C.T là thể nào

62. Dạy về đấng làm thầy hằng phải nhớ có một Đ.C.T ở trước mặt mình liên là thể nào

63. Dạy về đấng làm thầy phải can lòng chịu khốn khó là thể nào

64. Dạy về đấng làm thầy phải ra sức mà kiêng lánh, kẻo làm gương xấu là thể nào

65. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng mà giữ mình sạch sẽ là thể nào

66. Dạy về đấng làm thầy phải giữ chẳng nên chồm ố chức quyền danh vọng là thể nào

67. Dạy về đấng làm thầy phải giữ lòng mình kẻo tham lam hà tiện là thể nào

68. Dạy về đấng làm thầy phải lo lắng xuất xứ, cùng ban bố những của thuộc Hội thánh là thế nào

69. Dạy về đấng làm thầy phải lấy lòng thương yêu, mà bố thí cho kẻ bần nhơn là thể nào

70. Dạy về đấng làm thầy hằng phải tiết kiệm về sự ăn uống là thế nào

71. Dạy về đấng làm thầy phải giữ nết na về áo mặc là thế nào

72. Dạy về đấng làm thầy phải dọn dẹp cửa nhà, và xem sóc sửa đang gia tiểu mình cho phải phép là thế nào

73. Dạy về đấng làm thầy phải có lòng tôn kính vâng phục Đức thánh Phapha ở thành Rôma, là đầu mục Hội thánh con mắt xem thấy, cùng là đấng thay mặt Chúa Khirixitô ở thế gian này, là thế nào

74. Dạy về đấng làm thầy phải hết lòng vâng lời chịu lụy Đấng giám mục địa phận mình là thể nào

75. Dạy về đấng làm thầy phải lo mà chọn cho đặng những bạn thiết nghĩa, là thể nào

76. Dạy về đấng làm thầy phải một ý một lòng thương yêu nhau là thế nào

77. Dạy về đấng làm thầy phải kiêng lánh chẳng nên xem những sách lạc đạo, và truyện hoa tình là thế nào

78. Dạy về đấng làm thầy phải ở khôn khéo, và giữ phép nghiêm nhặt cùng những người phụ nữ, là thể nào.

79. Dạy về đấng làm thầy chẳng nên lấy cách thói ăn ở kẻ khác đã quen, mẹo mực cho mình đặng bắt chước là thể nào.

80. Dạy về đấng làm thầy phải lập khuôn phép mẹo mực, cho đặng ở công chánh và nhơn đức là thể nào.

81. Dạy về đấng làm thầy, thường năm phải chọn một ít ngày, cho đặng lìa khỏi những sự xao xuyến thế gian, mà ở nơi thanh vắng tịch mạc, hầu lo về phần rỗi linh hồn mình là thể nào.

82. Dạy về đấng làm thầy phải lo chọn khi nào hạp hơn, mà đi nơi thanh vắng, cho đáng lo phần rỗi linh hồn mình; lại đang khi ở đó phải ăn ở cách thể nào. 

****

Sách đã được tái bản và phổ biến tại: 

1. Nhà sách Đức Bà Hòa Bình.

Địa chỉ: 1 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nhà Sách Đền Thánh Martinô - Biên Hòa, Đồng Nai.

Địa chỉ: Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Nhà sách Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (Dòng Đồng Công)

Địa chỉ: 521 Tô Ngọc Vân, Tam Phú, Thủ Đức, TP.HCM.

4. Nhà sách Đức Mẹ - Dòng Chúa Cứu Thế.

Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
 

5. Học Viện Đa Minh. 

Địa chỉ: 90 Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.

http://tusachdaminh.blogspot.com/

6. Thư Quán - Trung Tâm Mục Vụ TGP.TPHCM

Địa chỉ: số 6 bis Tôn Đức Thắng, Quận 1 TP. HCM.

-------------------------------------------------

Liên hệ đặt mua : 👉 Tại đây

Một số hình ảnh “scan”:


TU SĨ TÙY THÂN

  



Chủ đích tác giả soạn sách Tu Sĩ Tùy Thân, nhằm giúp những ai sốt sắng nhơn đức đặng sốt sắng cho càng đặng nên sốt sắng nhơn đức hơn nữa, và giúp ai trễ tràng nguội lạnh, đặng bỏ lòng ươn ế biếng nhác, mà nên người siêng năng đức hạnh. Sau nữa, cho mọi người đặng xem sách nầy như bạn lành thiết ngãi, hằng ở cùng mình, mà dẫn đàng chỉ nẻo cho biết phải làm thể nào, hầu đặng ở cho xứng đáng bậc mình.

 

Sách này được tác giả chia làm mười bốn đoạn:

(1) ĐOẠN THỨ NHỨT: Dạy chung về luật nhà trường: những ích trọng bởi sự giữ luật mà ra, lại chỉ phải giữ luật thế nào, sau nữa lập một cuốn luật riêng tóm lại một ít việc đại cái.

(2) ĐOẠN THỨ HAI: Dạy về sự đọc kinh cầu nguyện: những lẽ buộc ta phải năng cầu nguyện, và phải cầu xin thể nào cho đắt lời, lại chỉ sự cầu nguyện tắt là đi gì nữa.

(3) ĐOẠN THỨ BA: Dạy về việc nguyện gẫm: những lẽ giục lòng ta phải năng nguyện gẫm, và cách phải dùng mà nguyện gẫm cho nên.

(4) ĐOẠN THỨ BỐN: Dạy về lễ Misa: cắt nghĩa cho biết lễ Misa là việc rất cao trọng, chỉ bốn ý lẽ Misa, một ít lời về kẻ giúp lễ, sau nữa dạy phải xem lễ thể nào cho nên.

(5) ĐOẠN THỨ NĂM: Dạy về phép Giải tội: những lẽ buộc ta phải năng xưng tội, và phải làm việc trọng ấy thế nào.

(6) ĐOẠN THỨ SÁU: Dạy về sự rước lễ: những ích trọng và những lẽ buộc ta phải năng rước lễ, cùng dạy cách dọn mình, và cám ơn nữa.

(7) ĐOẠN THỨ BẢY: Dạy về sự đi viếng Mình Thánh Chúa, sự rước lễ thiêng liêng, cùng sự đi chầu Phép lành.

(8) ĐOẠN THỨ TÁM: Dạy về sự tôn kính Đức Bà Maria: những lẽ buộc ta phải làm sự ấy, lại phải tôn kính làm sao, và phải làm những việc gì mà tỏ ra lòng tôn kính Đức Bà Maria.

(9) ĐOẠN THỨ CHÍN: Kể một ít việc lành riêng học trò quen giữ ở nhà trường.

(10) ĐOẠN THỨ MƯỜI: Dạy về năm đều có sức giúp ta đi đàng nhơn đức, là Cấm phòng mỗi năm, Cấm phòng tháng, Đọc sách thiêng liêng, Xét mình riêng, và sự đi nói khó cùng cha linh hồn, gọi là Directio.

(11) ĐOẠN THỨ MƯỜI MỘT: Dạy về phép Ân xá: những sự phải làm cho đặng hưởng nhờ những ơn ấy, và chỉ một ít việc lành, và một ít kinh có Ân xá.

(12) ĐOẠN THỨ MƯỜI HAI: Dạy về tháng Nghỉ: phải ăn ở thể nào trong tháng ấy.

(13) ĐOẠN THỨ MƯỜI BA: Chỉ một ít bài gồm đại cái, có sức giúp ta bỏ tội, và nên người nhơn đức.

(14) ĐOẠN THỨ MƯỜI BỐN: Chỉ những kinh quen đọc.

 

Vậy các học trò phải đọc hết cuốn Tu Sĩ Tùy Thân nầy, ít nữa mỗi năm một lần, nhứt là khi mới tựu trường, khi cấm phòng chung, cho đặng dễ giữ những đều đã tóm lại trong cuốn luật riêng.


Một số hình ảnh “scan”: 


THIÊN CHÚA THÁNH GIÁO YẾU LÝ CHÍNH GIẢI

 


 

Một số hình ảnh “scan”:


SÁCH GẪM QUANH NĂM - Quyển III

 


 

Một số hình ảnh “scan”:


BẢN KỶ LUẬT DÒNG THỨ BA - ÔNG THÁNH ĐÔMINICÔ

  




Huynh đoàn giáo dân Đa Minh sống tinh thần của thánh tổ phụ hiện nay có bốn bản luật chính thức. Bản luật đầu tiên do Bề trên Tổng quyền Munio de Zamora ban hành vào năm 1285, mang tên Quy luật Anh Chị Em Dòng Hãm mình theo Tinh thần thánh Đa Minh, Tổ phụ Dòng Anh Em Giảng Thuyết”. Bản luật thứ hai do Bề trên Tổng quyền Louis Theissling ban hành năm 1923, với tựa đề Quy luật Dòng Ba Đa Minh Phần đời”nhằm thích ứng với những thay đổi của Bộ Giáo luật 1917. Cuốn sách BẢN KỶ LUẬT DÒNG THỨ BA ÔNG THÁNH ĐÔMINICÔ được cha chính Trinh biên dịch theo bản mẫu tiếng Latin của cha Tổng quyên Louis Theissling, trừ lịch dòng và những điều giải nghĩa trong phần thứ hai cùng phần thứ năm dịch từ các sách khác.

Bố cục của cuốn sách gồm có 6 phần:

o   Phần thứ nhất: Lề luật Dòng và thư Bề trên cả gửi cho anh chị em dường như tựa lề luật.

o   Phần thứ hai: Giải nghĩa mấy điều về lề luật dòng Ba cho rộng ý và dễ hiểu hơn.

o   Phần thứ ba: Sổ các ân xá, các ơn và cá phép Tòa thánh đã ban cho dòng Ba.

o   Phần thứ tư: Tóm lại các kiểu mẫu cho mặc áo, khấn, cách tha thứ chung và làm việc hội tháng về Dòng.

o   Phần thứ năm: Dậy cách nguyện giờ dòng Ba.

o   Phần thứ sáu: Lịch các ngày kính thánh dòng ông thánh Đôminicô.

 

Một số hình ảnh “scan”:


TUẦN BẢY NGÀY THỨ TƯ KÍNH THÁNH CATHARINA SIENNA

  


Thánh Catharina thành Sienna quen được gọi là “Tiến sĩ dẫn đàng kính Chúa thương người”. Một vị Hồng Y từng nhận xét về mẹ thánh rằng “Ngoài đức trinh nữ Maria, thì xưa nay thế gian chưa hề thấy người phụ nữ nào lạ lùng bằng bà thánh Catharina”. Chính bởi sự cao trọng của thánh nhân, hai thầy Dòng thánh Đa Minh đã dịch cuốn sách này từ tiếng Tây Ban Nha ra tiếng Việt nhằm làm sáng danh thánh Catharina và thôi thúc tình con cái của các chị em, các thành viên Dòng Ba ngày càng yêu mến mẹ thánh, nhất là bắt chước các nhân đức của thánh nhân.

Cuốn sách “Tuần Bảy Ngày Thứ Tư Kính Mẹ Thánh Catharina” gồm các bài chiêm niệm về các ơn ích thiêng liêng Chúa ban cho mẹ thánh:

(1) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ nhất: Ngắm về sự Đức Chúa Giê-su cưới lấy mẹ thánh Catharina.

(2) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ hai: Ngắm về sự Đức Chúa Giê-su đổi lấy lái tim mẹ thánh Catharina cách rất lạ lùng là thế nào.

(3) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ ba: Ngắm về sự Đức Chúa Giê-su in năm dấu thánh người vào xác mẹ thánh Catharina.

(4) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ tư: Ngắm về sự Đức Chúa Giê-su trao triều thiên và mạo gai cho mẹ thánh Catharina.

(5) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ năm: Ngắm về sự chính tay Đức Chúa Giê-su cho mẹ thánh Catharina chịu lễ.

(6) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ sáu: Ngắm về sự mẹ thánh Catharina chết lành.

(7) Ngày thứ Tư tuần lễ thứ bảy: Ngắm về sự mẹ thánh Catharina được sự vinh hiển trên giời dưới đất.

 

Đọc tại đây:


BÀ THÁNH MỌN TÊRIXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

 


Sách trình bày những tư tưởng ý hướng về đời sống tu đức của thánh nữ Têrêsa. Thánh nữ khởi đi từ những tâm tưởng khiêm nhường trước mặt Chúa, mà sinh lòng sốt sáng trong việc thực hành các nhân đức. Tập sách này sẽ là một tác phẩm vô cùng hữu ích, giúp cho mọi người bắt chước noi theo gương sống trọn lành để tìm được sự tăng triển trong đời sống đức tin và niềm vui dâng hiến trong dòng.

Tập sách được chia làm hai phần:

(1) Phần thứ nhất: Trình bày về những ý tưởng của thánh nữ về lòng mến Chúa thương người, những suy tư về các nhân đức Tin-Cậy-Mến, khiêm nhường, cùng các thực hành hãm mình hy sinh, chịu thương chịu khó và chăm lo coi có các linh hồn.

(2) Phần thứ hai: Cắt nghĩa chính yếu về đường thơ ấu thiêng liêng. Trong phần này, thánh nữ sẽ cắt nghĩa về giá trị của đời sống thiêng. Thánh nữ khuyên nhủ mọi người nhất là các chị em trong dòng đơn sơ khiêm nhường và kiên trì thực hành đời sống thiêng liêng để được phần rỗi.

 

Một số hình ảnh “scan”:


DẪN CÁCH THỨC CHO BIẾT ĐÀNG XƯNG TỘI CHỊU LỄ NÊN


Sách là bản hỏi thưa xoay quanh những giáo huấn của Hội Thánh về hai Bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Nội dung cung cấp những kiến thức cần thiết để giải gỡ những thắc mắc về điều kiện cần và đủ lễ lãnh nhận các bí tích này. Sách còn làm rõ những việc nên làm và phải làm sao cho người lãnh nhận có thể kín múc những hiệu quả tốt nhất từ các bí tích này. Xét thấy, phép Giải Tội và phép Mình Thánh Chúa là hai phép cần kíp cho giáo hữu được rỗi, và cần phải chịu đi chịu lại hai phép ấy nhiều lần. Nên để có thể lãnh nhận sao cho sinh ích thì phải ra sức lo lắng cho học hỏi để hiểu biết cho tường tận.

Sách này trình bày 2 mục chính:

1.     Giáo lý về phép Giải Tội, cùng luật buộc chịu phép ấy. Về việc xét mình, việc ăn năn tội, việc ghét tội, xưng tội và đền tội.

2.     Giáo lý về phép Mình Thánh, cùng luật buộc chịu phép ấy. Về sự dọn linh hồn để chịu lễ nhất là phải sạch tội trọng và có ý ngay lành, cám ơn, dâng mình, cầu xin khi đã chịu lễ.

 

Đọc tại đây:


SÁCH DẠY VỀ GỐC TÍCH CỘI RỄ SỰ ĐẠO

 


“Sách Về Gốc Tích Cội Rễ Sự Đạo” của Cố Chính Linh là một công trình đồ sộ trình bày về gốc tích sự Đạo cùng về nghĩa lý các điều phải tin trong Đạo.

Bộ sách này là phần đầu trong một công trình biên soạn lớn của Cố Chính Linh về “thần học” (theologia). Phần còn lại được gọi là Theologia moralis, là phần giải nghĩa các điều trong Đạo phải giữ cho được làm tôi Đức Chúa Lời và được rỗi linh hồn.

Một cách tổng quát, bộ sách gồm chín quyển và được phân chia thành hai phần chính:

(1) Phần thứ nhất là Theologia dogmatica generalis hay fundamentalis, dạy về gốc tích, cội rễ, căn nguyên và nền sự Đạo là làm sao, nghĩa là xét Đức Chúa Lời đã phán truyền sự Đạo cùng gìn giữ sự Đạo là thế nào. Phần này gồm các quyển:

Quyển I: Về Đạo thật

Quyển II: Về Yghêrêgia (Giáo Hội)

Quyển III: Về Kinh Thánh và lời truyền khẩu

Quyển IV: Về các mẹo mực dẫn đàng cho được tin Đạo nên

(2) Phần thứ hai là Theologia dogmatica specialis, dạy riêng về nghĩa lý các điều Đạo thánh Đức Chúa Lời truyền dạy, từng điều một. Phần này gồm các quyển:

Quyển V: Về một Đức Chúa Lời ba Ngôi

Quyển VI: Về sự Đức Chúa Lời dựng nên lời đất

Quyển VII: Về Ngôi Hai ra đời mà chuộc tội cho thiên hạ

Quyển VIII: Về Ơn Đấng Kirixitô

Quyển IX: Về bảy phép Sacramentô

 

Hiện tại, Thư viện TTHVĐM đang lưu giữ các Quyển I, III, V, VI, VII, VIII.

 

Một số hình ảnh “scan”:


NHỮNG BÀI GIẢNG TRONG TUẦN LÀM PHÚC

  



Việc giảng giải lời Chúa là rất cần thiết và hữu ích cho các tín hữu và công việc này thuộc về các đấng bậc làm thầy cả. Việc giảng hệ tại trước là dạy người ta biết đạo: Fides ex auditu, mà để cho người ta biết đạo thì thầy cả phải giảng lời Chúa cho họ (Auditus autem per verbum Christi). Tuy nhiên, nhiều thầy cả không giảng đạo lý, chẳng giảng lời Chúa, mà chỉ lo nói điều trí khôn mình nghĩ ra, nói những điều lông bông, người nghe không hiểu. Những bài giảng ấy như cây rậm lá mà không có quả. Cuốn sách “Bài Giảng Trong Tuần Làm Phúc” là tập những bài suy niệm về các đạo lý trong đạo giúp tín hữu hiểu và sống đức tin cách mạnh mẽ hơn. Các bài giảng trong tập sách này được chia thành các lẽ nhỏ giúp người đọc dễ suy niệm trong thời gian mình cho phép.

 

Một số hình ảnh “scan”:


SÁCH GƯƠNG PHÚC

 


“Gương Phúc” là cuốn sách dạy về các nhân đức trọn lành, cùng cách thế sửa tính nết cho nên giống như Đức Giê-su trọn tốt trọn lành. Tựa đề cuốn sách là “De Imitatione Christi” dịch sát là “Gương Chúa Giê-su”. Tuy vậy, vì lâu nay người ta vẫn quen gọi là sách Gương phúc nên Cố Thủy giữ nguyên cách gọi đó.

 

Bố cục của tập sách này gồm 4 phần:

(1) Phần thứ I. Giảng dạy những điều hay giúp ta sửa tính nết mà đi đàng nhân đức lọn lành.

(2) Phần thứ II. Giảng dạy những điều hay giục lòng ta mộ mến sự thiêng liêng.

(3) Phần thứ III. Giảng về ơn vui mừng yên ủi Đức Chúa Lời xuống trong linh hồn kẻ lành.

(4) Phần thứ IV. Giảng dạy mấy lời sốt sắng khuyên bảo chịu Mình Thánh Đức Chúa Giê-su.

 

Đọc tại đây:


SÁCH THUẬT LẠI CÁC THƯ CHUNG ĐỊA PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI - Trọn bộ


Sách tổng hợp lại các thư phải đọc quanh năm của các giám mục để làm ích chung cho các bổn đạo. Bởi lẽ có những người không được nghe hoặc chỉ nghe được thất bát nên không được rõ ý, không nhớ được cho lâu mà mau chóng quên mất. vì những lẽ ấy nên định thu vào trong một cuốn để cho nhiều người muốn xem kỹ nhớ lâu, thì tiện và dễ sắm được. Cho nên các đấng phải cắt nghĩa cho bổn đạo hiểu ý bề trên mà giữ các điều ấy cho cẩn thận ngày một hơn. Sách gồm phần thứ I và 3 đoạn phần thứ II của ấn bản 1908. Sách phản ánh những sự tích quan trọng trong thời kỳ này như việc phân chia địa phận, việc thành lập các xứ, các sắc phong chức thánh cho các vị tự đạo … việc đọc lại các thư chung giúp cho đọc giả có cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành giáo hội công giáo việt nam nói chung và giáo phận tây đàng ngoài nói riêng. Bên cạnh đó cũng thêm hiểu biết về các đấng bản quyền đã từng coi sóc địa phân trong thời kỳ này. Các sắc phong thánh cũng nói lên trang sử hào hùng về niềm tin mạnh mẽ của bổn đạo nước Annam trong thời kỳ bị các vua chúa cấm đạo.

 

Một số hình ảnh “scan”: