Slider

MỘT SỐ ẤN BẢN NỔI BẬT

Ấn Bản Ấn Quán Kẻ Sở

Ấn Bản Phú Nhai Đường

Ấn Bản Nhà In Tân Định

Ấn Bản Nhà In Làng Sông

Ấn Bản Các nhà in khác

SÁCH TRUYỆN CÁC THÁNH THÁNG FÊBRUARIÔ

 



Thực ra, “Sách Truyện Các Thánh” là bộ sách gồm 12 cuốn, theo 12 tháng. Tuy nhiên, hiện nay cuốn sách này được thư viện Đa Minh lưu lại chỉ gồm tháng Hai, Ba, Mười Một và Mười Hai được gom lại trong một cuốn. Nội dung của cuốn sách gồm những câu chuyện của các thánh nhằm giúp các giáo hữu suy niệm và noi gương bắt chước nhân đức của các ngài. Bố cục của cuốn sách được trình bày theo ngày, mỗi ngày kể về tích của một vị thánh. Dù cuốn sách này ra đời gần 100 năm trước nhưng những giá trị của nó vẫn đáng để thời đại chúng ta suy ngẫm và nghiên cứu.

 

Đọc tại đây:



SÁCH GIẢNG VỀ ĐỨC BÀ

 



Lòng sùng kính Đức Maria đã có từ lâu đời. Đức Trinh Nữ Maria là nguồn cảm hứng dạt dào để các tác giả suy tư về mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Người giáo hữu Annam có lòng kính chuộng yêu mến Đức Bà thật sâu sắc. Dầu vậy, các đấng giảng đạo hiểu được rằng lòng sùng kính này mới chỉ là những thói quen bắt chước, những kiểu nói bình dân truyền tai nhau trong đạo, còn cốt lõi của việc tôn kính thì chưa hiểu thấu. Bởi lẽ đó, các đấng giảng đạo đã dịch cuốn sách này ra tiếng Annam, để giúp các giáo hữu hiểu tường tận sự trọng kính Đức Mẹ là như thế nào.

Sách Giảng Về Đức Bà gồm có ba phần:

    Phần thứ nhất: GIẢNG VỀ SỰ RẤT THÁNH ĐỨC BÀ GIÚP VIỆC CHUỘC TỘI. Phần thứ nhất này gồm có bảy đoạn, giải thích và cắt nghĩa vai trò của Đức Mẹ trong công trình cứu độ của Thiên Chúa cần được hiểu ra sao.

    Phần thứ hai: NÓI VỀ SỰ ĐỨC BÀ LÀM MẸ CÓ CÓ ĐẠO. Phần này gồm có bảy đoạn, nhằm trình bày cho các giáo hữu hiểu việc nói Đức Mẹ là Mẹ của chúng sinh là như thế nào.

    Phần thứ ba: CẮT NGHĨA THÊM MỘT ÍT ĐIỀU VỀ NHỮNG SỰ ĐÃ NÓI TRONG HAI PHẦN TRƯỚC. Phần này có ba đoạn bổ túc nghĩa về các điều đã trình bày trong hai phần trước.



ĐỊA CẦU VẠN VẬT LUẬN - THỰC VẬT

 




Một số hình ảnh “scan”:



SÁCH CẮT NGHĨA BỔN LỄ CẦN

 



Xưa việc học hỏi giáo lý thường chỉ dựa theo hình thức hỏi thưa ngắn gọn dễ nhớ. Tuy nhiên, việc cắt nghĩa từng câu thì chưa có. SÁCH CẮT NGHĨA BỔN LẼ CẦN là tác phẩm được Cố Tín soạn nhằm giải nghĩa từng câu bổn giúp người giáo hữu không chỉ dừng lại ở việc thuộc lòng nhưng còn hiểu được nội dung câu giáo lý. Cuốn sách được trình bày theo thứ tự như trong Sách Bổn lẽ cần của Địa phận Nam (tức Giáo phận Vinh ngày nay) gồm 4 phần:

·  Phần thứ nhất: Dạy về sự Đ.C.T dựng nên trời đất, cùng về ba sự mầu nhiệm cao cả trong đạo Đ.C.T, bốn sự sau, cùng cắt nghĩa kinh Tin kính.

·    Phần thứ hai: Dạy về những phép trọng hơn trong đạo thánh Đ.C.T, gọi là bảy phép Sacramentô.

·   Phần thứ ba: Dạy về mười sự răn Đức Chúa Trời, cùng sáu sự răn Hội thánh và sự tội cùng những sự dữ bởi tội mà ra.

·    Phần thứ tư: Dạy về ơn Đ.C.T, sự cầu nguyện, dấu câu rút, nghĩa kinh Lạy Cha, kinh Lạy mầng, cùng những việc bổn đạo phải làm hằng ngày.

Bốn phần này tương ứng với bốn phần trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo hiện nay.

Một số hình ảnh "scan":


SÁCH GẪM QUANH NĂM - Quyển I

 



Một số hình ảnh “scan”:


NHỮNG THƯ CHỌN TRONG CÁC THƯ CHUNG CÁC ĐẤNG VICARIO APOSTOLICO VÀ VICARIO PROVINCIALE VỀ DÒNG ÔNG THÁNH DUMINHGO - Quyển I



Sách thu thập các thư của các giám mục thuộc dòng Đa Minh coi sóc địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1759 cho đến trước khi chia tách thành hai giáo phận là Đông và Trung năm 1849. Sách gồm 32 thư và phần mục lục tóm tắt lại nội dung các thư. Các thư là một tuyển tập hướng dẫn đời sống tâm linh cũng như các bổn phận mà các thầy cả và bổn đạo phải giữ từ việc nguyện ngắm hàng ngày cho đến việc cử hành và chịu các bí tích. Sách hướng dẫn việc thành lập các hội đoàn trong các xứ đạo. Bên cạnh đó cũng hướng dẫn về đời sống, kỷ luật tu trì của các tu sĩ của các dòng trong giáo phận.

Sách được lưu trữ tại Tu Viện Cát Đàm Thái Bình và Thư Viện Trung Tâm Học Vấn Đa Minh được phép sử dụng.


Đọc tại đây:

Phần 1

Phần 2


NHỮNG THƯ CHỌN TRONG CÁC THƯ CHUNG - Quyển 2


Địa phận Trung mới biệt lập từ địa phận Tây nên còn non trẻ, thiếu thốn nhiều mặt từ cơ sở vật chất đến cơ cấu tổ chức hàng giáo phẩm, đời sống đạo của giáo dân còn chưa vững, thiếu hiểu biết về các phép trong đạo. Thấy được các nhu cầu cần kíp đó, nhất là lề thói sống đạo của giáo dân nên các giám mục đã dày công giáo dưỡng. Qua các thư các ngài đã hướng dẫn tỉ mỉ từng điều từng phép, từ những phép căn cốt là các bí tích cho đến việc kinh hạt nguyện ngắm rước sách. Theo đó cũng truyền những điều phải làm phải giữ để giáo dân sống đạo cách xứng hợp. Việc xây dựng các cơ sở, đào tạo ơn gọi và hướng dẫn các thầy cả thi hành các phận vụ là việc được các giám mục quan tâm và dành nhiều tâm huyết. Sách gồm 92 thư được sắp xếp theo thứ tự thời gian trươc sau và 2 phần mục lục: 1/ phần mục chung về các thư cho 2 quyển 1 và 2; 2/ phần mục lục giải nghĩa các từ chung cho quyển1 và 2. Trong một số thư còn kèm theo bản mẫu hướng dẫn việc tra nhân khẩu, tờ rao kẻ muốn kết bạn, sổ những kẻ chịu phép rửa tội, phép confimasong …

Sách được lưu trữ tại Tu Viện Cát Đàm Thái Bình và Thư Viện Trung Tâm Học Vấn Đa Minh được phép sử dụng.

 

Một số hình ảnh “scan”:


SÁCH THUẬT LẠI CÁC THƯ CHUNG ĐỊA PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI - Quyển 1


Sách tổng hợp lại các thư phải đọc quanh năm của các giám mục để làm ích chung cho các bổn đạo. Bởi lẽ có những người không được nghe hoặc chỉ nghe được thất bát nên không được rõ ý, không nhớ được cho lâu mà mau chóng quên mất. vì những lẽ ấy nên định thu vào trong một cuốn để cho nhiều người muốn xem kỹ nhớ lâu, thì tiện và dễ sắm được. Cho nên các đấng phải cắt nghĩa cho bổn đạo hiểu ý bề trên mà giữ các điều ấy cho cẩn thận ngày một hơn. Sách gồm phần thứ I và 3 đoạn phần thứ II của ấn bản 1908. Sách phản ánh những sự tích quan trọng trong thời kỳ này như việc phân chia địa phận, việc thành lập các xứ, các sắc phong chức thánh cho các vị tự đạo … việc đọc lại các thư chung giúp cho đọc giả có cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành giáo hội công giáo việt nam nói chung và giáo phận tây đàng ngoài nói riêng. Bên cạnh đó cũng thêm hiểu biết về các đấng bản quyền đã từng coi sóc địa phân trong thời kỳ này. Các sắc phong thánh cũng nói lên trang sử hào hùng về niềm tin mạnh mẽ của bổn đạo nước Annam trong thời kỳ bị các vua chúa cấm đạo.

 

Đọc tại đây:
Phần 1

Phần 2

Phần 3


SÁCH THUẬT LẠI CÁC THƯ CHUNG ĐỊA PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI - Quyển 2




Một số hình ảnh “scan”:



SÁCH THUẬT LẠI CÁC THƯ CHUNG ĐỊA PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI - Trọn bộ


Sách tổng hợp lại các thư phải đọc quanh năm của các giám mục để làm ích chung cho các bổn đạo. Bởi lẽ có những người không được nghe hoặc chỉ nghe được thất bát nên không được rõ ý, không nhớ được cho lâu mà mau chóng quên mất. vì những lẽ ấy nên định thu vào trong một cuốn để cho nhiều người muốn xem kỹ nhớ lâu, thì tiện và dễ sắm được. Cho nên các đấng phải cắt nghĩa cho bổn đạo hiểu ý bề trên mà giữ các điều ấy cho cẩn thận ngày một hơn. Sách gồm phần thứ I và 3 đoạn phần thứ II của ấn bản 1908. Sách phản ánh những sự tích quan trọng trong thời kỳ này như việc phân chia địa phận, việc thành lập các xứ, các sắc phong chức thánh cho các vị tự đạo … việc đọc lại các thư chung giúp cho đọc giả có cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành giáo hội công giáo việt nam nói chung và giáo phận tây đàng ngoài nói riêng. Bên cạnh đó cũng thêm hiểu biết về các đấng bản quyền đã từng coi sóc địa phân trong thời kỳ này. Các sắc phong thánh cũng nói lên trang sử hào hùng về niềm tin mạnh mẽ của bổn đạo nước Annam trong thời kỳ bị các vua chúa cấm đạo.

 

Một số hình ảnh “scan”: