Slider

MỘT SỐ ẤN BẢN NỔI BẬT

Ấn Bản Ấn Quán Kẻ Sở

Ấn Bản Phú Nhai Đường

Ấn Bản Nhà In Tân Định

Ấn Bản Nhà In Làng Sông

Ấn Bản Các nhà in khác

 





 BỐI CẢNH LỊCH SỬ & TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP

Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết vào ngày 5-6-1862 tại Sài Gòn giữa Việt Nam (đại diện triều Nguyễn -thời vua Tự Đức là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp) và Pháp (đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard) và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos. Theo đó, Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp.

 


  

Trong hoàn cảnh vẫn còn nhiều bắt bớ, tình hình ở Sài Gòn tương đối đỡ hơn các tỉnh khác. Tháng 07- 1862, cha R.P. Éveillard Sơn, vị linh mục thừa sai đang giảng đạo trên xứ Mọi thì Đức Cha Lefèbvre Ngãi điều chuyển cha về Sài Gòn để phụ giúp với cha R.P. Wibeau Vị - Tổng đại diện Giáo phận Tây Đàng Trong (1863) và kiêm Giám đốc Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn để xây dựng Đại chủng viện thánh Giuse, ban đầu gọi là trường La Tinh. Buổi ấy, các cha rất ít, nên một mình cha R.P. Éveillard Sơn phải vừa dạy 2 lớp, lại còn lãnh làm bề trên linh hướng nhà Phước, coi sóc nhà thương, mà hễ có giờ rảnh thì ngài làm thợ phụ giúp nhóm nhân công mà xây dựng trường La Tinh.

Ngày 30-04-1865, Đức cha Lefèbvre Ngãi qua đời tại Marseille, Pháp, thọ 55 tuổi. Lên kế vị là Đức cha Gioan Miche Mịch, bấy giờ đang là Đại diện Tông tòa địa phận Cao Miên. Trong hoàn cảnh đó, cha Éveillard Sơn đã thương lượng với Đức cha Gioan Miche Mịch để xin mua một cái máy in nhỏ, một ít chữ và đồ phụ tùng bên Tây rồi ra công dựng một nhà in nhỏ. Nhà in chỉ là một căn nhà tranh được dựng bên Chủng viện được xây dựng khoảng năm 1865 (có tài liệu viết năm 1863 hoặc 1867). Nhưng có lẽ nhà in hoạt động cùng lúc với tờ Gia Định báo, là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam (1865) do Trương Vĩnh Ký làm giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Nhà in của cha Éveillard Sơn đặt tại cơ sở quản lý nhà Chung, trong trường La Tinh. Những người thợ in đầu tiên là hai trẻ mồ côi, tuổi từ 13 đến 15. Tất cả các tác phẩm đều được in dưới tên l’imprimerie de la Mission - SaiGon, trước năm 1874. Quyển sách sớm nhất được biết đến của nhà in là quyển ABC ABCD bằng tiếng Pháp (Vần An Nam để đọc tiếng Latin), in năm 1867 và quyển Quốc Ngữ Bổn Dạy ABCD, của cha Éveillard Sơn, in năm 1868. Theo sau là quyển Gương Phước in năm 1871 và quyển Bia Vàng in năm 1872. Sau năm 1874 sách in dưới tên l’imprimerie de la Mission Tân-định hay Tandinh-Saigon.

 

 

AN CƯ LẠC NGHIỆP

Vào ngày 15-3-1874, triều Nguyễn và Pháp ký một hiệp ước thứ hai gọi là Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Hiệp ước gồm có 23 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng có quyền tự do truyền đạo. Quyền tự do tôn giáo được mở rộng, trong tháng 3-1874, thời Đức Cha I. Colombert Mỹ (1873-1894), cha Éveillard Sơn nhận bài sai về Tân Định làm cha sở cho đến khi qua đời. Ngài cũng rời luôn nhà in ở trường La Tinh về Tân Định mà phát triển thành một nhà in sách lớn công giáo dưới tên Nhà in Tân Định. Số thợ phục vụ nhà in đã lên đến 30 người. Nhân công làm việc trong nhà in là các thầy dòng Thánh Phanxicô và các trẻ mồ côi ở tại nhà in mà làm việc, ở ăn theo luật dòng tu. Nhà in Tân Định còn có một cha phó và một thầy giảng giúp cha Giám đốc coi sóc học trò. Nhà in Tân Định chuyên in sách bổn, sách học cho trường, các thứ tự điển, sách Phúc Âm, Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, sách Kinh và cả một tủ sách tu đức, đa số được dịch từ các tác phẩm nối tiếng của châu Âu.

 

 

Ngoài việc xây dựng và phát triển nhà in Tân Định. Cha còn trông coi giáo xứ Tân Định trong suốt thời gian phục vụ tại đó. Ngài cho xây dựng nhà thờ Tân Định mới (trong 2 năm 1875-1876). Cùng với cha Wibeau Vị, ngài tiếp tục kiến thiết trường thầy giảng La tinh (Chủng viện Giuse Sài Gòn), xây dựng trường cho trẻ mồ côi: trường Sainte Enfance Tân Định, mở cửa vào năm 1877. Cha còn tạo lập nhiều công trình khác như nhà thờ họ, nhà nguyện, kho sách, nhà ngủ học trò, nhà cơm, nhà bếp, nhà chơi, nhà xứ, ...

Thật là một chuỗi những công trình vĩ đại đầy lao khổ. Ngày 15/9/1883, cha Éveillard Sơn qua đời ở tuổi 49 với 22 năm phục vụ tông đồ (9 năm ở Tân Định). Trong xứ làm lễ an táng cha Cố D. Eveillard Sơn rất long trọng và xác cha được an táng trước bàn thờ thánh Giuse tại nhà thờ Tân Định. Cha đã để lại cho địa phận “Nhà thờ Hồng” cho đến ngày nay.

Mọi việc nhà in nay giao lại cho cha R.B. Génibrel Thượng thay thế, vì Đức Cha I. Colombert Mỹ đã sai Cha R.B. Génibrel Thượng khi ấy ở Phú Hiệp về nhà in Tân Định trước mấy tháng để giúp đỡ cha Cố Éveillard Sơn trong lúc bệnh hoạn già yếu.

Qua các đời, các cha giám đốc thay nhau coi sóc nhà in, mở mang thêm, in được nhiều thứ sách vở, làm ích biết bao nhiêu cho địa phận và cho các địa phận khác trong việc truyền giáo.

 

  

DANH SÁCH CÁC CHA GIÁM ĐỐC NHÀ IN TÂN ĐỊNH

(1) Cha Éveillard sáng lập từ 1874 đến 1883 (9 năm)

(2) Cha Génibrel 1884 - 1914 (30 năm)

(3) Cha Masseroy 1914 - 1918

(4) Cha Guillow 1918 - 1919

(5) Cha Gabirie Long 1919 - 1926

(6) Cha Phaolô Đạt 1926 - 1933

(7) Cha Giacôbê Quận 1933 - 1943

(8) Cha Phaolô Vàng 1943 – kết thúc

 

 

DANH SÁCH TÁC PHẨM CỦA NHÀ IN TÂN ĐỊNH

LƯU TRỮ TẠI THƯ VIỆN ĐA MINH

 

STT

TÊN TÁC PHẨM

Năm XB

Trang

1         

Gương Phước

1871

438

2         

Sách Bia Vàng

1872

592

3         

Tu Sĩ Thần Lương

1885

-

4         

Viện Tu Trinh Nữ

1885

-

5         

Sách Trinh Nữ

1885

-

6         

Sử Ký Đại Nam Việt Quấc Triều

1885

-

7         

Sách Tóm Lại Đàng Nhơn Đức Trọn Lành

1902

286

8         

Sách Giải Nghĩa Bài Êvang - Từ Mùa Ápventô Cho Đến Chúa Nhựt Bảy Mươi

1903

196

9         

Sách Tu Sĩ Tùy Thân

1904

550

10     

Thánh Giáo Yếu Lý Tam Giải

1909

516

11     

Tông Thơ Tổng Lý Quy Điều

1913

291

12     

Tông Thơ Tổng Lý Quy Điều

1913

291

13     

Tứ Thơ: Đại Học Và Trung Dung

1925

137

14     

Gốc Tích Sự Đạo Trong Nước Annam

1926

135

15     

Tu Sĩ Thần Lương

1930

224

16     

Đức Thầy Gioan-Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám Mục Tiên Khởi Việt Nam

1934

471

17     

Sử Ký Hội Thánh

1942

532

18     

Đồng Âm Vận Tuyển

1947

207

19     

Bài Thơ Và Lời Êvang - Đọc Ngày Chúa Nhựt Lễ Cả Trong Năm

1948

320

20     

Thơ Gởi Về Ashram (Giáo Lý Của Thánh)

1949

105

21     

Sách Phép Thánh Thể Về Lễ Misa

1949

351

22     

Sách Chơn Đạo Dẫn Giải

1950

163

23     

Tháng Đức Bà Maria

1951

313

24     

Thiên Chúa Thánh Giáo Yếu Lý Chính Giải, In Lần Thứ 4

1952

261

25     

Sách Thần Lương Nhựt Dụng - Gẫm Mỗi Ngày Trong Năm

1953

628

26     

Cấm Phòng Đại Phước - Bài Gẫm

1955

126

27     

Sách Gẫm Quanh Năm - Cuốn 2

1958

666

28     

Sách Gẫm Quanh Năm - Cuốn 4

1958

588

29     

Sấm Truyền Mới - T.2: Thuật Cùng Gẫm Truyện ĐCGS Và Các Thánh Tông Đồ

1959

375

30     

Sách Gẫm Quanh Năm - Q.3: Từ Lễ Thăng Thiên Cho Đến CN 12 Sau Lễ Hiện Xuống

1959

626

31     

Sách Gẫm Quanh Năm - Cuốn 1

1959

590

32     

Sách Gẫm Quanh Năm - Cuốn 3

1959

626

33     

Sấm Truyền Cũ Thuật Cùng Gẫm ( Truyện Thánh Tổ Tông)

1960

408

34     

Sấm Truyền Cũ - Sấm Truyền Mới (Bộ 3 Quyển)

1960

-

35     

Sách Gẫm Quanh Năm - Cuốn 5

1960

532

36     

Thánh Giáo Yếu Lý Vấn Đáp

1964

112

 

 

 

 




«
Next
»
Previous